che yen sao long nhan giup tri tam phe am hu

Long nhãn là gì? Tác dụng của long nhãn? Mua ở đâu?

Người viết: Nguyễn Mạnh
Số lượt xem: 193
Tham vấn dược liệu: Nguyễn Mạnh
Cập nhật ngày: 07/01/2022

Hãy cùng CCgreen tìm hiểu về vị thuốc long nhãn gồm tác dụng, cách dùng, liều dùng và các bài thuốc chữa bệnh trong bài viết dưới đây.

Hình ảnh long nhãn sấy khô dùng làm thuốc chữa bệnh
Hình ảnh long nhãn sấy khô dùng làm thuốc chữa bệnh

​​​​​​​Tên gọi, phân nhóm

  • Tên khác: quả lệ chi, long mục, long nhãn nhục
  • Tên khoa học: Euphoria longan (Lour.) Steud.
  • Họ: Bồ hòn (Sapindaceae) 

Mô tả về cây nhãn

Đặc điểm của cây nhãn

Cây nhãn được biết đến là cây nhiệt đới lâu năm với chiều cao trung bình từ 5 – 10m. Thân cây thẳng đứng, có nhiều cành và lá mọc um tùm. Thân cây nhãn xù xì, có màu xám, hoặc nâu. 

Lá nhãn là lá kép, có màu xanh và thường mọc so le nhau, gồm từ 5 – 9 lá chét. Hoa nhãn nở vào mùa xuân, hoa có màu vàng nhạt, thường mọc thành chùm ngay đầu cành hoặc ở kẽ lá.

Quả nhãn hình tròn, lớp vỏ ngoài nhẵn hoặc hơi sần như da cóc, có màu vàng xám. Cùi nhãn có màu trắng và hạt đen nhánh nằm giữa quả. 

Cây nhãn được chia thành nhiều giống nhãn khác nhau gồm:

  • Nhãn lồng
  • Nhãn đường phèn
  • Nhãn miền thiết
  • Nhãn tiêu da bò
  • Nhãn xuồng cơm vàng,…

Long nhãn là gì?

Long nhãn (long nhãn khô) chính là cùi nhãn sấy khô, cùi không đều nhau, chỗ mỏng, chỗ dày. Long nhãn có màu nâu đậm, màu vàng cánh gián hoặc màu đen.

Long nhãn có vị ngọt đậm, mùi thơm nhẹ, dẻo, mềm và không bị dính tay khi cầm.

Phân bố

Ở Việt Nam, cây nhãn phân bố chủ yếu ở Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn, Sơn La,…

Long nhãn là gì?
Long nhãn là gì?

Trên thế giới, cây nhãn cũng được tìm thấy ở các nước như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và các tỉnh miền nam Trung Quốc

Bộ phận dùng làm dược liệu của cây nhãn

Cùi quả nhãn khô, rễ, lá, hạt của cây nhãn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

Thu hái – Sơ chế

– Thu hái: Rễ và lá cây nhãn được thu hái quanh năm. Cùi nhãn sấy và hạt nhãn được thu hoạch sau khi quả chín, thường từ tháng 7 – tháng 8 hằng năm.

– Sơ chế: sau khi thu hoạch quả nhãn, đem quả phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ 40 – 50 độ C. Trong khi phơi hoặc sấy, nếu lắc quả nghe thấy tiếng lóc cóc thì bỏ vỏ và lấy phần cùi nhãn bên trong. Tiếp tục sấy khô cùi nhãn ở nhiệt độ 50 – 60 độ C, sấy đến khi không thấy cùi nhãn dính tay và chuyển sang màu vàng cánh gián hoặc màu nâu là đạt.

Bảo quản

Nên bảo quản long nhãn trong hộp kín hoặc túi hút chân không và để nơi khô ráo, thoáng mát để tránh hỏng.

Thành phần hóa học

– Trong cùi nhãn tươi có chứa:

  • 77,15% là nước
  • 1,47 protid
  • 0,13% chất béo, vitamin A, B, C, chất béo, đường sucrose cùng các hợp chất chứa nitơ tan trong nước

– Trong dược liệu long nhãn, có chứa các thành phần, các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như:

  • 3,36% độ tro
  • 0,85% nước
  • Cùng một số thành phần khác như vitamin C, sắt, đường sucrose, acid tartric, glucose và các chất không hòa tan trong nước.

– Hạt nhãn chứa các chất sau:

  • Tanin
  • Chất béo (bao gồm acid dihydro sterculic và acid cyclopropenoid)
  • Saponin
  • Tinh bột

– Lá nhãn chứa các hợp chất sau: 

  • quexitin
  • b -sitosterol
  • tanin
  • 16-hentriacontanol

Vị thuốc long nhãn

Tính vị

Long nhãn có vị ngọt, ấm, tính bình và không chứa độc

Quy kinh

Quy vào 2 kinh Tỳ và Tâm.

Tác dụng dược lý 

Theo y học cổ truyền, tác dụng của long nhãn gồm: an thần, dưỡng huyết, bổ tâm tỳ, lợi khí. Chủ trị: cải thiện các chứng hay quên, suy giảm trí nhớ, suy nhược cơ thể, chứng lo âu, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, thiếu máu, đồng thời, giúp kéo dài tuổi thọ.

Long nhãn sấy khô Ccgreen
Long nhãn sấy khô Ccgreen

Theo y học hiện đại, long nhãn sấy khô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, gồm:

  • Tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho con người
  • Tăng độ đàn hồi của mạch máu, giúp lưu thông máu và chống lão hóa da
  • Ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và huyết áp
  • Chống loãng xương ở phụ nữ tiền và sau mãn kinh
  • Làm đẹp da, trẻ hóa da, cải thiện các vết chân chim trên mắt, các vết đồi mồi, vết nám trên da

Cách dùng và liều lượng

– Cách dùng: có thể dùng long nhãn dưới dạng thuốc sắc, viên hoàn, cao lỏng, rượu long nhãn, trà long nhãn, hoặc chế biến món ăn cải thiện sức khỏe.

– Liều dùng: khuyến cáo từ 9 – 18g/ ngày, tùy theo thể trạng mỗi người.

Tác dụng phụ của long nhãn

Long nhãn có một số tác dụng phụ, do đó, bạn cần thận trọng khi sử dụng vị thuốc, gồm: nóng trong, táo bón, tăng lượng đường trong máu, tăng cân, nổi mụn, bà bầu ăn nhiều long nhãn có thể bị đau bụng, động thai hoặc ra huyết.

Các món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ long nhãn

Bài thuốc 1. Ngâm rượu long nhãn giúp bổ tỳ vị, an thần

  • Đơn thuốc: Long nhãn, rượu trắng
  • Cách ngâm rượu long nhãn: cho long nhãn vào bình thủy tinh, sau đó đổ ngập rượu. Ngâm rượu long nhãn từ đủ 3 tháng 10 ngày là có thể dùng được. 
  • Liều dùng: Mỗi lần uống 20ml rượu long nhãn. Ngày uống 2 – 3 lần.

Bài thuốc 2. Chữa chán ăn, rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi trộm với vị thuốc long nhãn

  • Đơn thuốc: 50 gam long nhãn, 40 gam cao ban long
  • Cách dùng, liều dùng: long nhãn sắc đặc, rồi vớt bỏ bã. Sau đó, thái nhỏ cao ban long và nấu chung với nước sắc long nhãn để làm cao long nhãn. Tiếp đến, chờ cao nguội và đặc lại thì thái nhỏ thành từng miếng mỏng. Mỗi ngày uống 10 gam cao, dùng 2 lần sáng – tối trước khi ngủ.

Bài thuốc 3. Long nhãn giúp khắc phục chứng chảy máu dưới da, thiếu máu

  • Đơn thuốc: 10 gam long nhãn, 15 gam lạc
  • Cách dùng, liều dùng: lạc để nguyên vỏ, đập dập rồi nấu chung với long nhãn. Thêm gia vị và ăn 1 lần/ngày.

Bài thuốc 4. vị thuốc long nhãn cải thiện chứng hay quên, hồi hộp, ngủ không ngon giấc, mất ngủ

  • Đơn thuốc: long nhãn, đảng sâm, đương quy, bạch truật, hoàng kỳ, phục thần, toan táo nhân mỗi vị 12 gam, đương quy 8 gam, viễn chí 6 gam, chích thảo, mộc hương mỗi vị 4 gam.
  • Cách dùng, liều dùng: sắc uống. Uống hết trong ngày. Lưu ý: có thể cho thêm đại táo hoặc gừng tươi để đạt được hiệu quả chữa bệnh.

Bài thuốc 5. Long nhãn giúp trị tâm phế âm hư 

  • Đơn thuốc: yến sào 30 gam, kỷ tử, long nhãn mỗi vị 20 gam, đường phèn
  • Cách dùng, liều dùng: hầm nhừ long nhãn, yến sào, kỷ tử. Sau đó, bỏ thêm đường phèn cho đủ ngọt rồi dùng. Dùng 1 lần/ngày.
Chè yến sào long nhãn giúp trị tâm phế âm hư
Chè yến sào long nhãn giúp trị tâm phế âm hư

Bài thuốc 6. an thần, kiện tỳ, bổ máu từ long nhãn

  • Đơn thuốc: 16 gam long nhãn, 15 gam đại táo, 100 gam gạo tẻ
  • Cách dùng, liều dùng: cho các vị thuốc trên cùng gạo tẻ nấu thành cháo. Duy trì ăn liên tục trong khoảng 3 tuần để cải thiện bệnh.

Bài thuốc 7. Long nhãn giúp chống suy nhược cơ thể, chữa ăn ngủ kém, hay đánh trống ngực, nóng ở lòng bàn tay và gan bàn chân

  • Đơn thuốc: 20 gam long nhãn, 20 gam sơn dược, 1 con ba ba khoảng 300 – 400 gam
  • Cách dùng, liều dùng: Sơ chế ba ba, ướp gia vị, rồi thêm long nhãn, sơn dược vào hấp cách thủy.

Bài thuốc 8. Bổ thận âm, bổ khí huyết với long nhãn

  • Đơn thuốc: 16 gam long nhãn, 16 gam hoài sơn, 500 gam giáp ngư
  • Cách dùng, liều dùng: bỏ tuột giáp ngư, cắt miếng rồi đem hầm với hoài sơn và long nhãn. Thêm gia vị cho vừa ăn. 

Bài thuốc 9. Long nhãn giúp cải thiện chứng kém ăn, ăn lâu tiêu, da dẻ xanh xao, hồi hộp, lo âu

  • Đơn thuốc: 250 gam long nhãn, 250 gam đại táo, 250 gam mật ong, nước cốt gừng
  • Cách dùng, liều dùng: Nấu nhừ đại táo và long nhãn. Sau đó cho mật ong và nước cốt gừng, nấu sôi lần nữa rồi dọn ra dùng. Lưu ý: nên ăn hết cả cái và nước.

Bài thuốc 10. Vị thuốc long nhãn giúp bổ can thận, lợi huyết

  • Đơn thuốc: 12 gam long nhãn, 12 gam hoàng tinh, 12 gam câu kỷ tử, 4 quả trứng chim bồ câu, 50 gam đường trắng
  • Cách dùng, liều dùng: nấu các vị thuốc trên với 3 bát nước. Sau 30 phút đập trứng chim bồ câu và cho đường trắng vào. Đun sôi rồi gạn lấy nước uống, Chia làm 2 lần uống trong ngày. Duy trì liệu trình uống trong vài tuần để cải thiện bệnh.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng long nhãn

  • Long nhãn nên sử dụng sau bữa ăn chính từ 1 – 2 giờ. 
  • Không sử dụng khi bụng đói, bởi thành phần vitamin C có trong long nhãn có thể gây xót ruột, bụng cồn cào, ảnh hưởng đến thành niêm mạc dạ dày
  • Không dùng quá liều lượng được khuyến cáo.

Những đối tượng không nên dùng long nhãn

Long nhãn tính ấm, nên những đối tượng sau đây cần thận trọng khi sử dụng thuốc:

  • Phụ nữ mang thai
  • Người bị đầy bụng
  • Người bị uất hóa, cảm mạo
  • Người bị nóng trong, táo bón, mẩn ngứa, nổi mụn
  • Người béo phì, thừa cân, mắc bệnh tiểu đường cũng cần hạn chế sử dụng long nhãn, vì lượng đường trong vị thuốc này rất cao, gây tăng cân là lượng đường trong máu cao.

Mua long nhãn ở đâu UY TÍN – CHẤT LƯỢNG? 

CCgreen là địa chỉ bán long nhãn uy tín, chất lượng trên thị trường hiện nay. Sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên, do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng sản phẩm. 

Trên đây, CCgreen đã chia sẻ đến bạn những thông tin về công dụng, bài thuốc chữa bệnh từ long nhãn, hy vọng sẽ hữu ích cho bạn. Tuy nhiên, những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó, nếu muốn dùng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến từ thầy thuốc có chuyên môn để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Đánh giá nội dung:
Please follow and like us:
error0
fb-share-icon20
Tweet 20
fb-share-icon20
0766069699
0
    0
    Giỏ hàng
    Ko có sản phẩmQuay trở lại cửa hàng

    Long nhãn là gì? Tác dụng của long nhãn? Mua ở đâu?

    Người viết: Nguyễn Mạnh Số lượt xem: 193 Tham vấn dược liệu: Nguyễn Mạnh Cập nhật ngày: 07/01/2022

    Nội dung bài viết

    ​​​​​​​Tên gọi, phân nhóm

    Tên khác: quả lệ chi, long mục, long nhãn nhụcTên khoa học: Euphoria longan (Lour.) Steud.Họ: Bồ hòn (Sapindaceae) 

    Mô tả về cây nhãn

    Đặc điểm của cây nhãn

    Đặc điểm của cây nhãn

    Cây nhãn được biết đến là cây nhiệt đới lâu năm với chiều cao trung bình từ 5 – 10m.

    Long nhãn là gì?

    Long nhãn (long nhãn khô) chính là cùi nhãn sấy khô, cùi không đều nhau, chỗ mỏng, chỗ dày. Long

    Phân bố

    Ở Việt Nam, cây nhãn phân bố chủ yếu ở Hưng Yên, Nam Định, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Cạn,

    Bộ phận dùng làm dược liệu của cây nhãn

    Cùi quả nhãn khô, rễ, lá, hạt của cây nhãn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.

    Thu hái – Sơ chế

    – Thu hái: Rễ và lá cây nhãn được thu hái quanh năm. Cùi nhãn sấy và hạt nhãn được

    Bảo quản

    Nên bảo quản long nhãn trong hộp kín hoặc túi hút chân không và để nơi khô ráo, thoáng mát

    Thành phần hóa học

    – Trong cùi nhãn tươi có chứa:

    Vị thuốc long nhãn

    Tính vị

    Tính vị

    Long nhãn có vị ngọt, ấm, tính bình và không chứa độc

    Quy kinh

    Quy vào 2 kinh Tỳ và Tâm.

    Tác dụng dược lý 

    – Theo y học cổ truyền, tác dụng của long nhãn gồm: an thần, dưỡng huyết, bổ tâm tỳ, lợi

    Cách dùng và liều lượng

    – Cách dùng: có thể dùng long nhãn dưới dạng thuốc sắc, viên hoàn, cao lỏng, rượu long nhãn, trà

    Tác dụng phụ của long nhãn

    Long nhãn có một số tác dụng phụ, do đó, bạn cần thận trọng khi sử dụng vị thuốc, gồm:

    Các món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ long nhãn

    Bài thuốc 1. Ngâm rượu long nhãn giúp bổ tỳ vị, an thần

    Những điều cần lưu ý khi sử dụng long nhãn

    Long nhãn nên sử dụng sau bữa ăn chính từ 1 – 2 giờ. Không sử dụng khi bụng đói, bởi

    Những đối tượng không nên dùng long nhãn

    Long nhãn tính ấm, nên những đối tượng sau đây cần thận trọng khi sử dụng thuốc:

    Mua long nhãn ở đâu UY TÍN – CHẤT LƯỢNG? 

    CCgreen là địa chỉ bán long nhãn uy tín, chất lượng trên thị trường hiện nay. Sản phẩm có nguồn

    Long nhãn là gì? Tác dụng của long nhãn? Mua ở đâu?

    Hãy cùng CCgreen tìm hiểu về vị thuốc long nhãn gồm tác dụng, cách dùng, liều dùng và các bài...

    Cách sử dụng tam thất tươi, tam thất khô, nụ tam thất

    Tam thất là loại thảo dược được ví ngang như nhân sâm 10 năm nhờ các công dụng tuyệt vời...

    Khác biệt giữa tam thất bắc và tam thất nam

    Củ tam thất từ trước đến nay luôn được mệnh danh là thần dược cho sức khỏe nên được người...

    ----------Công ty TNHH CCgreen----------

    CCgreen - là địa chỉ cung cấp các sản phẩm thảo dược, dược liệu tự nhiên tươi. sấy khô, được

    -----------Tải app của CCgreen:-------------

    • Long nhãn là gì? Tác dụng của long nhãn? Mua ở đâu?
    • Nội dung bài viết
    • ​​​​​​​Tên gọi, phân nhóm
    • Mô tả về cây nhãn
    • Đặc điểm của cây nhãn
    • Long nhãn là gì?
    • Phân bố
    • Bộ phận dùng làm dược liệu của cây nhãn
    • Thu hái – Sơ chế
    • Bảo quản
    • Thành phần hóa học
    • Vị thuốc long nhãn
    • Tính vị
    • Quy kinh
    • Tác dụng dược lý 
    • Cách dùng và liều lượng
    • Tác dụng phụ của long nhãn
    • Các món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ long nhãn
    • Những điều cần lưu ý khi sử dụng long nhãn
    • Những đối tượng không nên dùng long nhãn
    • Mua long nhãn ở đâu UY TÍN – CHẤT LƯỢNG? 
    • Long nhãn là gì? Tác dụng của long nhãn? Mua ở đâu?
    • Cách sử dụng tam thất tươi, tam thất khô, nụ tam thất
    • Khác biệt giữa tam thất bắc và tam thất nam
    • ----------Công ty TNHH CCgreen----------
    • -----------Tải app của CCgreen:-------------